Sáng Thế Ký P7

Viết bởi Thánh Kinh Thông Lãm | Vào lúc Thứ Năm, 5 tháng 9, 2013

III/. BẮT ĐẦU NHÂN LOẠI:
  • 5:-11:9
  • Trong phần Bắt Đầu Nhân Loại, sách Sáng Thế ký đã ghi lại hai phương diện: Chủng tộc và Ngôn ngữ.
1/. Bắt Đầu Chủng tộc:
  • Sáng. 5:-10:
  • Trong đoạn 5, Kinh thánh đã ghi lại dòng dõi của A-đam bắt đầu từ Sết. Có hai điểm chúng ta cần chú ý việc ghi chép dòng dõi của A-đam:
  1. Sách Sáng. 5:3, đã bỏ qua hai người con trai đầu của vợ chồng A-đam và Ê-va. Một người là A-bên đã bị giết chết (cái chết đầu tiên xảy ra cho loài người); một người là Ca-in đã bị đuổi khỏi mặt Chúa, không được liệt vào dòng dõi A-đam nữa.
  2. 5:4, Với tám trăm năm, chắc chắn A-đam đã sanh nhiều con trai con gái. Nhưng Kinh thánh đã gác qua những người con nầy để tập chú vào dòng dõi chánh của A-đam là Sết.
  • Cộng tất cả dòng dõi các con của A-đam từ Ca-in đến các con khác, căn cứ vào bảng gia phổ dòng dõi của Sết với nhóm từ “Sanh con trai con gái”, chứng tỏ số người hiện hữu đến đoạn 5 là đông lắm. Nhưng nó chưa hình thành các chủng tộc chính thức.
  • Chúng ta có thể chia nhân loại thời ấy ra ba loại:
  1. Chủng tộc thuộc dòng dõi Ca-in.
  2. Chủng tộc thuộc dòng dõi các con trai con gái của A-đam.
  3. Chủng tộc thuộc dòng dõi của Sết.
  • Qua đến đoạn 6 đến đoạn 10, với cơn Đại Hồng Thủy tiêu diệt toàn thể loài người thời ấy, chỉ còn lại gia đình Nô-ê gồm 8 người: Vợ chồng Nô-ê, ba con trai và ba nàng dâu.
  • Từ ba người con trai của Nô-ê đã hình thành ba chủng tộc chánh cho thế giới (10:)
  • Dòng dõi Gia-phết
  • Dòng dõi Sem
  • và Dòng dõi Cham.
  • Dĩ nhiên bao nhiêu năm qua, có rất nhiều tranh cãi về cơn nước lụt và ba loại chủng tộc nầy. Tuy nhiên dù tranh luận cách nào, thế giới đều công nhận:
  • Quả thật thế giới đã từng có một trận lụt vĩ đại, mà lịch sử các dân tộc hầu như đều có nói đến – như truyện Sơn tinh Thủy tinh trong lịch sử Việt-nam của chúng ta. Người ta không tranh cãi có trận lụt nầy hay không, họ chỉ tranh cãi nước lụt toàn phần (toàn thế giới) hay nước lụt một phần (chỉ phạm vi vùng Mê-sô-bô-ta-mi).
  • Cho đến nay, thế giới thật sự có ba màu da chính là: Trắng, Đen và Vàng. Người ta chỉ tranh cãi vị trí ưu việt của người da trắng, và vị trí thấp kém của người da đen. Dù sao chúng ta cũng phải nhìn nhận một sự yếu kém về mọi mặt của người da đen trên lục địa đen, dường như họ phải chịu một sự rủa sả nào đó.
  • Tuy nhiên, bài học mà chúng ta có thể nhận được từ sự phân chia chủng tộc theo sách Sáng thế ký ghi lại là
  • Không phải tất cả những người sanh ra từ dòng dõi của A-đam đều được nói đến, trái lại có thể trở thành kẻ bị bỏ. Đây là điều mà Chúa Jêsus đã nói đến trong Ma-thi-ơ 8:11-12, để quở trách người Do thái là những người xưng mình thuộc dòng dõi Áp-ra-ham, nhưng sẽ bị loại vì lòng vô tín. Chúa Jêsus phán: Chẳng phải hễ những kẻ nói cùng ta rằng: Lạy Chúa, lạy Chúa, thì đều được vào nước Thiên đàng đâu… (Ma-thi-ơ 7:21). Phao-lô cũng nhấn mạnh lẽ thật nầy trong Rôma 9:7, Cũng không phải vì là dòng dõi của Áp-ra-ham thì hết thảy đều là con cái người …
  • Người ta tranh cãi giữa da đen và da trắng, trong khi đó hành động không vâng lời Chúa của A-đam, sự say rượu của Nô-ê là những người làm cha, đã để lại di chứng tội lỗi nặng nề cho con cái, cho hậu tự của mình, thì lại không ai nhắc đến. Hãy nhớ hành động của chúng ta đối với Chúa sẽ ảnh hưởng trên con cháu của chúng ta.
2/. Bắt đầu Ngôn ngữ:
  • Sáng 11:1-9
  • Đây là câu chuyện về tháp Ba-bên. Hai chữ Ba-bên thuộc âm ngữ như Ba-by-lôn, nên câu chuyện có lẽ xảy ra vùng đồng bằng Mê-sô-bô-ta-mi.
  • Chúng ta ghi nhận một số nét về công trình kiến trúc nầy theo những điều sách Sáng thế ký đã ghi lại:
  • 11:3, vật liệu xây dựng cái tháp nầy là gạch và nhựa chai, bởi vì vùng đồng bằng nầy đá rất hiếm.
  • 11:4, mục đích công trình kiến trúc nầy chỉ là để khoe khoang sức mạnh của con người. Có lẽ sau cơn nước lụt, loài người đã thực hiện được những thành quả lớn lao nào đó, ý tưởng về xây dựng một cái tháp cao đến tận trời cũng bày tỏ khả năng lớn của con người lúc ấy. Nhưng như một người đã nói: “Đừng thấy cái bóng to trên vách mà tưởng mình vĩ đại… Nhảy được từ dưới đất lên mặt trăng cũng đã là hay lắm, nhưng so với vũ trụ thì có đáng kể gì đâu.”
  • Chúa ghét kẻ kiêu ngạo và ban ơn cho người khiêm nhường. Chúa đã hiện đến và làm cho tiếng nói của họ lộn xộn, không còn hiểu nhau được nữa, và bởi đó loài người tan lạc khắp nơi theo tiếng nói mình hiểu được. Thế giới đã bắt đầu có nhiều ngôn ngữ.
  • Rõ ràng Kinh thánh cho biết ngôn ngữ loài người đồng một gốc, đến tại tháp Ba-bên bắt đầu được chia ra.
  • Tự điển Websters New World Dictionary of the American Languages – 1960 Edition, đã vạch một bản đồ ngôn ngữ thế giới INDO-EUROPEAN. Qua bản đồ ngôn ngữ nầy chúng ta thấy từ tiếng Ấn độ (Sanskrit, Hindu, Bengali…) đến tiếng Iran, tiếng Armenia, tiếng Đức (Thụy điển, Đan mạch, tiếng Anh), tiếng Celtic, Albanic, Baltoslavic, Helenic (tiếng Nga, Polish, Czech, Bulgari, Serbo, Croati…), tiếng Italic (French, Itali, Spanish, Porutgues…), đều cùng một gốc Indo-European.
  • Cảm ơn Chúa, ngày nay, chúng ta là Cơ-Đốc nhân có một thứ tiếng nói chung trong Chúa Jêsus Christ, với những bài thánh ca, với những lời Kinh thánh, Cơ-Đốc nhân chúng ta cũng có thể chia sẻ, giao tiếp, thông công với nhau trong tình yêu thương của Chúa. Cầu xin Chúa ban cho tất cả Cơ-Đốc nhân chúng ta tại đây cũng như toàn thế giới có sự hiệp một trong Thánh Linh, không phải để rạng danh chúng ta, nhưng để Đức Chúa Trời được vinh hiển, để Chúa Jêsus Christ được tôn cao (I Côrintô 1:10) Còn tiếp

0 BÌNH LUẬN:

Đăng nhận xét

hoithanhkienbai.blogspot.com
hoithanhkienbai.blogspot.com