XUẤT Ê-DÍP-TÔ-KÝ- P1
I/. TÊN SÁCH:
1/. Hibálai: nguyên văn Hibálai thì sách không có tên, chỉ dùng những chữ đầu của sách làm tên cho sách: Elleh Shemoth có nghĩa: “Đây là danh sách”.
2/. Hi-lạp: (Bản Septuagint) gọi tên sách là Exodos Exit (departure), có nghĩa ĐI RA, XUẤT HÀNH.
3/. Việt ngữ: Sách được đặt tên theo 19:1, theo Hán văn (các dịch giả đã dịch theo bản Hoa ngữ), có nghĩa là: Xuất = ra khỏi; Ê-díp-tô = theo âm tiếng Pháp là xứ Ai Cập (danh từ nầy thì bản Việt ngữ lại theo Pháp ngữ, không theo Hoa ngữ); Ký = ghi lại. Như vậy Xuất Ê-díp-tô ký là sách Ghi Lại Câu Chuyện Ra Khỏi Xứ Ai Cập, nói rõ hơn, sách ghi lại truyện tích Đức Chúa Trời giải cứu dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi cảnh nô lệ tại Ai Cập.
II/. BỐ CỤC:
Đề mục: XUẤT HÀNH
Câu gốc: 19:1
A/. LÝ DO XUẤT HÀNH: 1:1-22
1/. Hibálai: nguyên văn Hibálai thì sách không có tên, chỉ dùng những chữ đầu của sách làm tên cho sách: Elleh Shemoth có nghĩa: “Đây là danh sách”.
2/. Hi-lạp: (Bản Septuagint) gọi tên sách là Exodos Exit (departure), có nghĩa ĐI RA, XUẤT HÀNH.
3/. Việt ngữ: Sách được đặt tên theo 19:1, theo Hán văn (các dịch giả đã dịch theo bản Hoa ngữ), có nghĩa là: Xuất = ra khỏi; Ê-díp-tô = theo âm tiếng Pháp là xứ Ai Cập (danh từ nầy thì bản Việt ngữ lại theo Pháp ngữ, không theo Hoa ngữ); Ký = ghi lại. Như vậy Xuất Ê-díp-tô ký là sách Ghi Lại Câu Chuyện Ra Khỏi Xứ Ai Cập, nói rõ hơn, sách ghi lại truyện tích Đức Chúa Trời giải cứu dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi cảnh nô lệ tại Ai Cập.
II/. BỐ CỤC:
Đề mục: XUẤT HÀNH
Câu gốc: 19:1
A/. LÝ DO XUẤT HÀNH: 1:1-22
- Vì sự phát triển của tuyển dân: 1:1-7
- Vì sự thù nghịch của người Ai Cập: 1:8-22
B/. CHUẨN BỊ XUẤT HÀNH: 2: - 13:
- Chuẩn bị Người lãnh đạo: 2: - 4:
- Chuẩn bị Kế hoạch: 5: - 13:
C/. LỆNH XUẤT HÀNH: 14: - 40:
- Vượt Biển Đỏ: 14: - 15:21
- Tiến đến Sinai: 15:22 – 18:
- Tại Sinai: 19: - 40:
a. Luật pháp căn bản 19: - 31:
b. Phản nghịch 32: - 34:
c. Xây dựng Đền Tạm 35: - 40:
III/. ĐẶC ĐIỂM:
b. Phản nghịch 32: - 34:
c. Xây dựng Đền Tạm 35: - 40:
III/. ĐẶC ĐIỂM:
- Môi-se:
Tên Môi-se do tiếng Hi-bá-lai là Moshe từ động từ Masha, có nghĩa là “kéo”. Có lẽ do Công chúa Ai Cập lấy tiếng Hi-bá-lai thời đó đặt cho đứa bé trai con người Hê-bơ-rơ, hoặc do Công chúa Ai Cập so sánh truyện Môi-se được kéo ra khỏi nước với một nhân vật lừng danh của Ai Cập tên Sargon Agade thuộc thiên niên kỷ thứ III, từng được bỏ vào thúng thả trôi sông. Có thể từ truyện tích nầy đã khiến Công chúa Ai Cập sẵn lòng cứu và nuôi Môi-se
Đời sống của Môi-se được chia làm ba giai đoạn, mỗi giai đoạn 40 năm.
Đời sống của Môi-se được chia làm ba giai đoạn, mỗi giai đoạn 40 năm.
- 40 năm học hỏi tại Ai Cập với tư cách là con trai của Công chúa Pharaôn (Xuất. 2:1-10; Công vụ 7:22-23)
- Cả thế giới đều nhìn nhận nền văn minh của Ai Cập thời Cổ. Nền văn minh đó thể hiện qua Kim Tự Tháp. Vương quốc Ai Cập bắt đầu từ năm 3.500 TC. và chấm dứt vào năm 500 TC, với 30 triều đại. Triều đại thứ VIII vào năm 1501 – 1447 TC., vua Thoutmes III đã đưa Ai Cập lên tột đỉnh vinh quang. Vua Amenophis IV (1370 TC.) đồng thời với Môi-se là người tôn thờ thần Mặt trời (thần Aton) hoặc Ramses II (1290-1224 TC.). Chữ Pharaôn dịch từ tiếng Ai Cập Per-Âa nghĩa là Cái Nhà Lớn lấy từ gốc chữ Râ – Mặt Trời.
Chúng ta thử xem văn minh Ai Cập qua Kim Tự Tháp CHEOPS (Một trong ba Kim tự tháp đẹp nhất).
- cao 148m (nay còn 137m)
- Đáy tháp vuông, cạnh 227m
- nặng 6 triệu tấn.
- gồm 2.300.000 khối đá, mỗi khối đá từ 2 đến 16 tấn. Nếu rỗng ruột, có thể chứa trọn Đại Giáo Đường St. Pierre tại Lamã. Những khối đá được gọt đẽo khéo léo, lắp ráp chính xác đến độ không thể nào chèn lưỡi dao bỏ túi vào, cũng không thấy dấu xi-măng. Tất cả kiến trúc sư thời nay đều khen ngợi cho rằng người Ai Cập đã xây Kim tự tháp với chiếc kính lúp của thợ sửa đồng hồ.
- nếu kéo dài hai đường chéo đáy kim tự tháp Cheops, thì khép kín vùng châu thổ sông Nile.
- Kinh tuyến Cheops chia vùng châu thổ sông Nile làm hai phần đều nhau. Phần lớn chạy trên vùng đất liền có người ở đông đảo. Đây là điều mà cả kinh tuyến Paris và kinh tuyến Greenwich đều không thỏa mãn được. Điều nầy chứng tỏ người Ai Cập biết tường tận toàn thế giới (trong khi các nhà nhân chủng học lại cho rằng các nền văn minh nhất cũng chưa biết được môt phần thế giới)
- Hành lang duy nhất dẫn đến ngõ vào bên trong Kim tự tháp trổ ra phía Bắc, ăn sâu vào bên trong với độ dốc là 260 18’ 10’’. Nếu kéo dài lên sẽ đụng ngay sao Bắc Đẩu.
- Khi xây Kim tự tháp, người Ai Cập cổ dùng một cây thước “thiêng liêng” còn gọi là cây thước Kim tự tháp. Thước dài 0,635,660m. Đó là một triệu của đường bán kính trái đất tại cực.
Rp = 0,635,660m x 107 = 6.356km
Nếu tăng chiều cao Kim tự tháp lên một tỉ lần, ta được khoảng cách trái đất đến mặt trời:
148,208m x 109 = 148.208.000km (con số nầy ngày nay thừa nhận là 149.400.000km hay 149.500.000km, đơn vị thiên văn)
Nếu tăng chiều cao Kim tự tháp lên một tỉ lần, ta được khoảng cách trái đất đến mặt trời:
148,208m x 109 = 148.208.000km (con số nầy ngày nay thừa nhận là 149.400.000km hay 149.500.000km, đơn vị thiên văn)
- Muốn tìm chu vi hay diện tích vòng tròn, phải lấy (Pi) x D (đường kính) và Pi.R2 Thế kỷ thứ 3 TC., Archimede cho trị số Pi là 3,1428, nhưng không ngờ trước Archimede 2.500 năm, người Ai Cập đã tìm ra trị số Pi chính xác hơn Archimede.
- Chu vi đáy Kim tự tháp Cheops là 931,22m
Chiều cao Kim tự tháp Cheops là 148,208m
Tỉ số: chu vi 931,22 = 3.1416
2 chiều cao (2 x 148,208)
2 chiều cao (2 x 148,208)
- Người ta đã san bằng 54.000m2 đất đá để làm nền cho Kim tự tháp. Hiện nay độ chênh lệch giữa hai cạnh mặt đáy là 10cm (không biết đó là độ lệch lúc xây dựng hay là sau gần 5.000 năm)
- Năm 820 SC. vua Al Mamoun của Hồi giáo cho người vào Kim tự tháp, họ gặp một chiếc rương bằng đá hoa cương đỏ đánh bóng dài 1,97m; ngang 0,68m; sâu 0,85m. Không thể khiêng chiếc rương nầy theo ngõ hành lang vào tháp, người ta không biết nó được đưa vào Kim tự tháp cách nào.
- Nhân loại ngày nay tự hỏi các Nhà Thiên văn, toán học, của Ai Cập đã dùng phương pháp gì để đạt được những kết quả phi thường ấy. Chưa ai trả lời thỏa đáng. Chúng ta chỉ biết người Ai Cập cổ thật sự đã có một nền văn minh khoa học rất cao. Và Môi-se đã lớn lên, đã hấp thụ nền văn minh đó.
- 40 năm kế tiếp cuộc đời, Môi-se đã sống lưu vong trong sa-mạc Arabi.
- 40 năm sau cùng của đời sống, Môi-se đã lãnh đạo dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi Ai Cập về đến biên giới phía Đông Đất Hứa., rồi chết trên đỉnh núi Tha-bô.
- Đặc điểm thứ 2: Luật pháp:
Từ đoạn 19 đến đoạn 40, Đức Chúa Trời ban cho dân Y-sơ-ra-ên những luật đạo đức, luật thánh và nghi lễ. Căn bản là 10 điều răn chia làm hai phần:
- 4 điều đối với Chúa.
- 6 điều đối với người.
Nếu chỉ đối với Chúa thì không thực tế; nếu chỉ đối với người, thì không có căn bản để giải quyết, nghĩa là không thể giải thích TẠI SAO.
- Đặc điểm thứ 3: Đền tạm:
Các phần của Đền Tạm chỉ về Thần tánh và Nhân tánh của Chúa Jêsus Christ, cùng sự hi sinh đền tội cho loài người, sự phục sinh, và những phước hạnh mà tuyển dân nhận được do sự tương giao với Đức Chúa Trời.
Tất cả vàng bạc, vật liệu, tổn phí cho việc xây dựng Đền Tạm, ước độ 1.250.000 Mỹ kim (thời giá thập niên 50 của thế kỷ 20)
Các phần Đền Tạm gồm có:
Tất cả vàng bạc, vật liệu, tổn phí cho việc xây dựng Đền Tạm, ước độ 1.250.000 Mỹ kim (thời giá thập niên 50 của thế kỷ 20)
Các phần Đền Tạm gồm có:
- Hành lang:
- Có hàng rào bao bọc chung quanh Đền Tạm.
- Dài 100m, rộng 50m, nhìn về hướng Đông.
- Làm bằng vải gai đậu mịn; cao 1.5m, treo trên những trụ đồng cách nhau 1.5m (Xuất. 27:9-19)
- Trong hành lang có: Bàn thờ bằng đồng và Thùng rửa bằng đồng.
- Nơi thánh: có 3 khí mạnh
1/. Bàn thờ xông hương ở giữa trước bức màn ngăn nơi thánh và nơi Chí thánh.
2/. Bàn để bánh trần thiết đặt ở phía Bắc (từ ngoài nhìn vào), trên bàn lúc nào cũng để 12 ổ bánh không men. Bánh nầy sẽ được thay đổi vào ngày Sabát (Xuất. 25:23-30)
3/. Chơn đèn: bằng vàng ròng, đặt phía Nam từ ngoài nhìn vào). Đèn nầy có 7 ngọn, đựng dầu ô-li-ve (27:20-21). Chúa ra lịnh đèn nầy phải cháy sáng luôn.
2/. Bàn để bánh trần thiết đặt ở phía Bắc (từ ngoài nhìn vào), trên bàn lúc nào cũng để 12 ổ bánh không men. Bánh nầy sẽ được thay đổi vào ngày Sabát (Xuất. 25:23-30)
3/. Chơn đèn: bằng vàng ròng, đặt phía Nam từ ngoài nhìn vào). Đèn nầy có 7 ngọn, đựng dầu ô-li-ve (27:20-21). Chúa ra lịnh đèn nầy phải cháy sáng luôn.
- Nơi Chí Thánh:
Nơi Chí Thánh được phân biệt với Nơi Thánh bằng một bức màn.
Trong Nơi Chí Thánh có Hòm Giao Ước của Đức Chúa Trời
Trong Nơi Chí Thánh có Hòm Giao Ước của Đức Chúa Trời
- Trong Hòm Giao Ước có - (Hê.9:4)
- Hai bảng đá ghi 10 điều răn.
- Một bình đựng Mana
- Cây gậy trổ hoa của A-rôn.
Trên Hòm Giao Ước là một khối vàng ròng, đồng thời có hình hai Chê-ru-bin xòe cánh che phủ trên nắp Hòm
D. Mái che (36:14-19) có 3 lớp:
1/. Vải lông dê bên trong.
2/. Da chiên đực nhuộm đỏ (ở giữa)
3/. Da cá nược bên ngoài.
Vật liệu xây dựng Đền tạm gồm 15 loại:
D. Mái che (36:14-19) có 3 lớp:
1/. Vải lông dê bên trong.
2/. Da chiên đực nhuộm đỏ (ở giữa)
3/. Da cá nược bên ngoài.
Vật liệu xây dựng Đền tạm gồm 15 loại:
- Vàng: biểu tượng cho sự vinh hiển của Đức Chúa Trời hoặc chỉ về Thần Tánh của Chúa Jêsus Christ.
- Bạc: biểu tượng của sự cứu chuộc (Xuất. 30:12-16; 38:27)
- Đồng: biểu tượng sự đoán phạt (Xuất. 27:1-8; Dân. 21:6-9)
- Màu tím hay xanh da trời: biểu tượng thuộc về Thiên thượng.
- Màu đỏ điều: biểu tượng quyền của vua (màu áo của vua)
- Màu đỏ sậm: biểu tượng sự hi sinh (màu huyết)
- Vải gai mịn: biểu tượng sự thánh khiết, công bình (36:35 ghi lại các màu)
- Lông dê: Chức tiên tri (Mathiơ 3:4; II Vua 1:8)
- Da chiên đực nhuộm đỏ: biểu tượng Chúa Jêsus chịu chết.
- Da cá nược: (Xuất. 36:19): biểu tượng bề ngoài của Chúa Jêsus Christ khi còn trong xác thịt (Ê-sai 53:2)
- Gỗ Si-tim (36:36): chỉ về Nhân tánh của Chúa Jêsus Christ.
- Dầu thánh: chỉ về Đức Thánh linh (30:22-33)
- Dầu thắp đèn (27:20-21): chỉ về sự tỉnh thức
- Hương liệu: chỉ về Sự cầu nguyện.
- Ngọc (28:9, 17-21): chỉ về sự cao quí của Chúa Jêsus Christ và của tín đồ.
- Lễ Vượt Qua: (Xuất 12:)
Lễ Vượt Qua là hình ảnh mô tả rõ nhất việc được cứu bởi đức tin nơi huyết của Chúa Jêsus Christ.
Đây là nền tảng để xưng Đấng Christ là Chiên Con của Đức Chúa Trời (Giăng 1:29)
Cử hành vào ngày 14 đến ngày 21 tháng Nisan (tức tháng 1 lịch Do-thái khoảng tháng 3 Dương lịch) – Xuất. 12:1-51; 13:3-10; 23:14-19; 34:18-26
Cách giữ Lễ:
Đây là nền tảng để xưng Đấng Christ là Chiên Con của Đức Chúa Trời (Giăng 1:29)
Cử hành vào ngày 14 đến ngày 21 tháng Nisan (tức tháng 1 lịch Do-thái khoảng tháng 3 Dương lịch) – Xuất. 12:1-51; 13:3-10; 23:14-19; 34:18-26
Cách giữ Lễ:
- Ngày 10, lựa chọn chiên con hoặc dê con được một tuổi (giáp năm)
- Ngày 14, giết chiên con khi mặt trời lặn.
- Đổ huyết vào chậu, dùng chùm kinh giới rảy huyết lên hai cột và mày cửa.
- Quay chiên con, không được luộc, không được làm gãy xương, ăn với bánh không men và rau đắng, ăn hết trong ngày (nếu nhà nào không đủ người ăn hết thì mời người lân cận cùng ăn). Nếu dư thì phải thiêu.
- Ăn với tư thế: lưng phải thắt, cầm gậy, mang giày, ăn nhanh, nghĩa là sẵn sàng ra đi.
- chỉ người đã chịu cắt bì mới được ăn
Đó là về nghi thức cá nhân, còn phần thầy tế lễ:
- Ngày 15:
- Thầy tế lễ xông mỡ và rảy huyết chiên con trên bàn thờ (II Sử. 30:16).
- Nhóm hiệp thánh, không được làm việc, trừ sửa soạn thức ăn (Xuất. 12:16). Đây là Sa-bát thánh.
- Ngày 16:
- Thầy tế lễ dâng bó lúa đầu mùa, đưa qua đưa lại trước mặt Chúa.
- Dâng:
Một con chiên đực
Của lễ thiêu
Của lễ chay
Lễ Quán
Của lễ thiêu
Của lễ chay
Lễ Quán
- Ngày 17 đến 20 dâng thêm của lễ thiêu, của lễ chuộc tội.
- Ngày 21 có sự nhóm họp thánh (phục 27:7).
IV. BÀI HỌC THUỘC LINH:
- Sách Xuất Ê-díp-tô chia 3 phần:
ĐCT | Y-sơ-ra-ên | CĐN | |
1. Ra khỏi Ai Cập | Toàn năng | ra khỏi cảnh nô lệ, sống đời sống mới. | TỰ DO tự do mà vô luật thì phóng túng |
2.Luật pháp | Thánh khiết | Thể chế mới, cuộc sống mới | BỔN PHẬN có bổn phận mà không có tự do thì là nô lệ |
3. Đền tạm | Yêu thương | Quan hệ mới, bước vào sự thông công với Đức Chúa Trời bằng tình yêu thương | ĐẶC QUYỀN tự do và bổn phận mà không có đặc quyền thì vô lý và vô nghĩa |
Còn tiếp
Nguồn http://vietnamesetheologicalreview.org/.../Xuat-E-Dip-To-Ky-12/
0 BÌNH LUẬN:
Đăng nhận xét