LÊ-VI-KÝ P1
I/. TÊN SÁCH:
- Hi-bá-lai: Trong Kinh Thánh tiếng Hi-bá-lai, sách được gọi theo chữ đầu của sách là:Wayyiqra, chữ nầy có nghĩa là “VÀ CHÚA GỌI”.
- Tên thường gọi: là Lê-vi ký
Hi-văn: Leuitikon.
Latinh: Leviticum
Anh ngữ: Leviticus dịch từ tiếng Hi-lạp (Bản Septuagint) có nghĩa là: thuộc về người Lê-vi, hoặc sách ghi những việc liên quan đến người Lê-vi.
Việt ngữ: Chữ Ký là “ghi chép”, nên cũng có nghĩa như tiếng Anh.
*Lêvi là tên của một trong mười hai người con trai của Gia-cốp – Sáng. 29:34; 46:1-27, là tổ phụ của chi phái Lêvi. Đức Chúa Trời biệt riêng chi phái Lê-vi để làm công việc của Ngài.
Latinh: Leviticum
Anh ngữ: Leviticus dịch từ tiếng Hi-lạp (Bản Septuagint) có nghĩa là: thuộc về người Lê-vi, hoặc sách ghi những việc liên quan đến người Lê-vi.
Việt ngữ: Chữ Ký là “ghi chép”, nên cũng có nghĩa như tiếng Anh.
*Lêvi là tên của một trong mười hai người con trai của Gia-cốp – Sáng. 29:34; 46:1-27, là tổ phụ của chi phái Lêvi. Đức Chúa Trời biệt riêng chi phái Lê-vi để làm công việc của Ngài.
- Dân. 18:21, 24, người Y-sơ-ra-ên dâng 1/10 nuôi người Lê-vi
- Người Lê-vi ở trong 48 thành của các chi phái khác dành riêng cho. A-rôn và các con trai ông thuộc chi phái Lê-vi. Họ được làm thầy tế lễ, còn các họ khác trong chi phái Lê-vi làm các chức việc phụ giúp thầy tế lễ.
II/. NIÊN HIỆU:
Niên hiệu sách nầy ở giữa Xuất. 40:17 và Dân. 9:3; 10:11, một khoảng thời gian từ 15 ngày đến một tháng. Có lẽ tất cả lễ nghi, luật lệ trong sách đều được ban cho trong khoảng thời gian 14, 15 ngày đó. Như vậy, Lê-vi ký là gạch nối cho hai sách Xuất Ê-díp-tô ký và Dân số ký.
III/. ĐỀ TÀI:
Có nhiều từ ngữ Thánh chạy suốt sách, thường được nhắc lại nhiều lần:
Niên hiệu sách nầy ở giữa Xuất. 40:17 và Dân. 9:3; 10:11, một khoảng thời gian từ 15 ngày đến một tháng. Có lẽ tất cả lễ nghi, luật lệ trong sách đều được ban cho trong khoảng thời gian 14, 15 ngày đó. Như vậy, Lê-vi ký là gạch nối cho hai sách Xuất Ê-díp-tô ký và Dân số ký.
III/. ĐỀ TÀI:
Có nhiều từ ngữ Thánh chạy suốt sách, thường được nhắc lại nhiều lần:
- THẦY TẾ LỄ
- CỦA LỄ,
- HUYẾT DÂNG
Đặc biệt nhóm từ “TA LÀ ĐỨC GIÊ-HÔ-VA” nhắc lại hơn 50 lần trong 18: - 27:
- Hình ảnh trọng tâm của sách là: THẦY TẾ LỄ THƯỢNG PHẨM.
- Đoạn trọng tâm của sách là đoạn 16
- Đề tài trọng tâm của sách là: SỰ NÊN THÁNH (chữ THÁNH) được chép 80 lần trong sách.
- Câu trọng tâm là: 19:2
IV/. BỐ CỤC:
A/. BỐ CỤC TỔNG QUÁT
Đề tài: SỰ NÊN THÁNH
Câu gốc: 19:2
A/. BỐ CỤC TỔNG QUÁT
Đề tài: SỰ NÊN THÁNH
Câu gốc: 19:2
- NỀN TẢNG SỰ NÊN THÁNH – 1: - 17:
- Những qui định việc thánh
- Hành động thờ phượng.
- Những liên hệ Đền tạm
- Con đường đến với Đức Chúa Trời (qua tế lễ)
- Nghi lễ và vật chất.
- Sự tha tội (chuộc tội) được ban cho.
- Dân sự được tẩy sạch
- Nền tảng sự thông công (qua sinh tế giảng hòa).
Sách Lê-vi ký được đánh dấu với việc Đức Chúa Trời phán cùng dân Chúa từ trong Đền Tạm (1:1), chứng tỏ Ngài hiện diện thông công với tuyển dân của Ngài. Điều đó nhấn mạnh dân Chúa đã sẵn sàng được đưa vào một mối tương quan mới trong sự thông công dựa trên căn bản giao ước bởi HUYẾT. Ý nầy là chìa khóa của sách Lê-vi ký.
- Đoạn 18: - 27:, THỰC NGHIỆM SỰ NÊN THÁNH.
- Những qui định liên hệ luân lý
- Hành động thực hành.
- Đặc điểm và cách quản lý Đền Tạm
- Đi với Đức Chúa Trời (qua sự Nên Thánh)
- Luân lý và tánh thuộc linh.
- Hình phạt phải được đền bồi.
- Đời sống dân Chúa phải được tẩy sạch.
- Những bổn phận trong sự thông công.
Sứ điệp cả sách qua hai điều nầy: TẨY SẠCH và SỐNG TRONG SỰ TẨY SẠCH.
Chúng ta được thông công với Đức Chúa Trời như một người với một người, sự thông công thật của chúng ta là “VỚI CHA”. Sự thông công nầy là tuyệt điểm trong Cựu ước và là lẽ thật vĩ đại được nhấn mạnh trong I Giăng 1:7.
Chúng ta được thông công với Đức Chúa Trời như một người với một người, sự thông công thật của chúng ta là “VỚI CHA”. Sự thông công nầy là tuyệt điểm trong Cựu ước và là lẽ thật vĩ đại được nhấn mạnh trong I Giăng 1:7.
- Phần (1) của sách Lê-vi ký: HUYẾT tẩy sạch chúng ta.
- Phần (2) của sách Lê-vi ký: HUYẾT tẩy sạch chúng ta khi chúng ta bước đi trong sự sáng.
B/. BỐ CỤC CHI TIẾT:
1/. NỀN TẢNG SỰ NÊN THÁNH: 1: - 17:
1/. NỀN TẢNG SỰ NÊN THÁNH: 1: - 17:
- Sinh tế (sự tha tội) 1: - 7:
- Sinh tế có mùi thơm 1: - 3:
- Sinh tế không có mùi thơm 4: - 6:7
- Luật sinh tế 6:8 – 7:
- Chức tế lễ (trung bảo) 8: - 10:
- Sự dâng mình 8:
- Công việc của thánh chức 9:
- Thử thách 10:
- Dân sự (Đối tượng Sự Nên Thánh) 11: - 16:
- Thức ăn sạch 11:
- Cách sống sạch 12: - 15:
- Quốc gia sạch 16:
- Bàn thờ (công hiệu) 17:
- Vị trí bắt buộc 17:1-9
- Công tác bắt buộc 17:10-16
2/. THỰC NGHIỆM SỰ NÊN THÁNH: 18: - 27:
a. Qui định đối với dân sự: 18: -20:
a. Qui định đối với dân sự: 18: -20:
- Cấm lịnh về giới tính 18:
- Lời cảnh cáo chung 19: - 20:
- Qui định đối với thầy tế lễ: 21: - 22:
- Về tập tục 21:1-15
- Về nhân cách 21:16 – 22:16
- Về sinh tế 22:17-33
- Qui định về thánh lễ: 23: -24:
- hạn kỳ ngày lễ 23:
- vật thánh 24:1-9
- Hình phạt tội bất kính 24:10-23
- Qui định về đất Ca-na-an: 25: - 27:
- Năm Sa-bát và năm Hân hỉ 25:
- Giải thích giao ước 26:
- Hứa nguyện 27:
- Qui định đối với thầy tế lễ: 21: - 22:
V/. ĐẶC ĐIỂM:
A/. SINH TẾ: 1: - 7:
A/. SINH TẾ: 1: - 7:
- Các loại của lễ:
- Của lễ có mùi thơm (Thờ phượng): gồm:
- Của lễ thiêu
- của lễ chay
- của lễ thù ân
- Của Lễ không có Mùi thơm (Đền tội):
- Của lễ chuộc tội
- Của lễ chuộc sự mắc lỗi
- Ý nghĩa các của lễ:
- Của Lễ Thiêu: (toàn thiêu) 1:
- 1:3, có mùi thơm, đẹp lòng Chúa, để thờ phượng.
- 1:5, bằng sinh vật sống (1:3, 10, 14) như
bò đực: hầu việc (Châm ngôn 14:4)
Chiên con: thuận phục (Ê-sai 53:7)
Chim bò câu: ttrong sạch (Mathiơ 10:16)
Chiên con: thuận phục (Ê-sai 53:7)
Chim bò câu: ttrong sạch (Mathiơ 10:16)
- 1:9, Toàn thiêu: khác của lễ chay và thù ân. Toàn thiêu trên bàn thờ (khác với của lễ chuộc tội và mắc lỗi – chỉ thiêu một phần ngoài trại quân.
- Ý nghĩa: Đấng Christ là Con Đức Chúa Trời dâng mình trọn vẹn (Êph. 5:2; Philíp 2:6)
- Của Lễ Chay: 2:
- 2:2, 9, Có mùi thơm
- Vật liệu:
- Bột mì lọc (Êsai 28:28): Sự thương khó của Chúa Jêsus như quá trình từ lúa mì thành bột mì. Bột mịn làm bánh không men, hấp hay chiên.
- Dầu (chỉ về Đức Thánh Linh đầy dẫy trên Chúa Jêsus Christ – bột)
- Nhũ hương: thơm – chức tế lễ – mỹ đức thiên thượng
- Không được dùng mật ong (c. 11) chỉ về nhân đức loài người. Nhũ hương đốt thì thơm, còn Mật ong đốt thì bị chua và dậy men.
- Phải có muối: không hư nát, vĩnh cửu (Tập tục người Assur dùng muối làm giao ước. Ăn muối là cử chỉ thân thiện.
- Dâng một phần (2;2), còn lại thuộc A-rôn (2:3)
- Của Lễ Thù Ân: 3:; 7:11-21
- Của Lễ có mùi thơm 3:5, 16
- Giống như của lễ Thiêu và Chay
- Khác với của lễ đền tội và mắc lỗi.
- Người dâng, thầy tế lễ, Đức Chúa Trời, đều có hưởng phần. 7:15, 16, 31, 32
- Sự hòa thuận (bình an) mọi mặt (Côlôse 1:20)
- Đây là của Lễ cảm tạ 7:13
- Của Lễ chuộc tội: (Phạm điều răn) 4:
- Người dâng với địa vị tội nhân xin tha thứ (khác với 3 của Lễ trên, người dâng đến để thờ phượng)
- Người dâng chia ra tùy theo giai cấp để dâng của Lễ:
- Thầy tế lễ phạm tội: dâng một con bò tơ – 4:3
- Cả hội chúng phạm tội: một con bò tơ – 4:13-14
- Quan trưởng: một con dê đực 4:22-23
- Dân sự: một con dê cái hay một con chiên con – 4:27-28
- Huyết được dùng
- bôi trên người dâng.
- rảy trước màn nơi thánh
- trên sừng bàn thờ xông hương.
- đổ dưới chân bàn thờ bằng đồng.
- Hình bóng Đấng Christ bị đóng đinh trên thập tự giá khiến tội nhân hòa thuận với Đức Chúa Trời – Côlôse 1:20
- Của Lễ Chuộc Sự Mắc Lỗi: (phạm với người) 5:-6:7
- Người dâng là tội nhân
- Ngoài sinh tế dâng, còn phải bồi thường vốn cộng thêm 1/5 6:5
- Sự chết của Chúa Jêsus Christ làm cho loài người với người Êph. 2:14-16
- Của lễ chuộc tội là chiều ĐỨNG của thập tự giá.
- Của Lễ chuộc sự mắc lỗi là chiều NGANG thập tự giá khiến người hòa với người – Êph. 2:14-18
0 BÌNH LUẬN:
Đăng nhận xét