LÊ VI KÝ- P2
B/. CHỨC TẾ LỄ:
Trong chức vụ lo cho Nhà Chúa có 3 thành phần:
1/. Chi phái Lê-vi:
GHI CHÚ Về Các Ngày Lễ:
E/. SỐ 7
(Số Trọn Vẹn)
VI/. SO SÁNH:
Chúa Jêsus Christ là Đấng Vô Tội, Ngài không cần chuộc tội trước khi nhận sự xức dầu Đức Thánh Linh, giống như A-rôn được xức dầu trước khi dâng tế lễ, và chỉ một mình A-rôn được xức dầu theo cách nầy.
-----------------------
LOẠI CỦA LỄ | TÊN CỦA LỄ | Ý NGHĨA CỦA LỄ | ĐẤNG CHRIST LÀ TRUNG TÂM CÁC CỦA LỄ |
Của Lễ có Mùi Thơm (Thờ Phượng) | 1. THIÊU | Con ĐCT tự hiến thân | |
2. CHAY | Con Người trọn vẹn cảm thông | ||
3. THÙ ÂN | Bình an | ||
Của Lễ Không co Mùi Thơm (Đền tội) | 4. CHUỘC TỘI | Gánh tội (đối với ĐCT) | |
5. MẮC LỖI | Gánh lỗi lầm (Đối với người) |
B/. CHỨC TẾ LỄ:
Trong chức vụ lo cho Nhà Chúa có 3 thành phần:
1/. Chi phái Lê-vi:
- Một trong 12 chi phái.
- Tên Lê-vi: có nghĩa là dính díu (Sáng. 29:34)
- Con thứ ba của Gia-cốp.
- Vì cùng với Si-mê-ôn giết dân Si-chem, nên trong lời di chúc của Gia-cốp, Lê-vi mất đặc quyền con trưởng nam (như Ru-bên và Si-mê-ôn), không được cha chúc phước (Sáng. 49:5-7).
- Trung tín với Chúa, nên được Môi-se chúc phước (Xuất. 32:26-29)
- Công tác là phụ tá chức vụ thầy tế lễ, lo việc Đền thờ.
- Nhận thuế 1/10 về sản vật của các chi phái, rồi người Lê-vi lại dâng 1/10 cho thầy tế lễ – Dân. 18:21, 24, 26-28; Nêh. 10:37.
- Người Lê-vi không được chia sản nghiệm, nhưng các chi phái khác dâng và trong phần đất dâng đó chỉ định 6 thành làm thành ẩn náu (Dân. 35:2-5).
1/. Thầy tế lễ:
- Là một gia tộc trong chi phái Lê-vi được biệt riêng làm chức tế lễ, đó là họ A-rôn (8:1-2)
- Dâng tế lễ thay cho dân sự và phụ trách phần việc nơi thánh.
- Không thể tự phong (8:). Môi-se làm lễ phong chức cho A-rôn và các con (Xuất. 23:1)
Bài học cho những người muốn tự phong được ghi trong Dân số ký 16:1-3, 18, 28-35. Đảng Cô-rê là những người thuộc chi phái Lê-vi muốn tự phong làm thầy tế lễ, kết quả là họ bị Chúa phạt – Giacơ 3;1-2
- Lê-vi ký 10: cho thấy Đức Chúa Trời nghiêm khắc với chức vụ thánh.
- Có nhiều qui định cho thầy tế lễ (10:8-9)
- Cơ-Đốc nhân ngày nay là Thầy Tế Lễ (I Phierơ 2:9-10)
3/. Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm:
- A-rôn là người đầu tiên được xức dầu đặc biệt (Thi thiên 133:2) và chức vụ đặc biệt được cha truyền con nối.
- Hướng dẫn việc tế lễ.
- Người duy nhất được vào Nơi Chí Thánh mỗi năm một lần với huyết (Lê-vi 16:12)
- Có áo đặc biệt truyền lại cho người kế thừa (Xuất. 28:2)
- Đặc biệt làm hình bóng về Chúa Jêsus Christ (Hêb. 4:14-15) Nhưng Chúa Jêsus Christ không thuộc chi phái Lê-vi, nên ngài không theo chức tế lễ của họ A-rôn, mà theo Ban Mên-chi-xê-đéc (Hê. 7:1-3, 11-17)
C/. KIÊNG KỴ
Lê-vi ký 11: - 22:
Trong sách Lê-vi ký ghi chép nhiều qui định phải kiêng cử vì hai lý do:
Lê-vi ký 11: - 22:
Trong sách Lê-vi ký ghi chép nhiều qui định phải kiêng cử vì hai lý do:
- Kiêng cử vì chủng tộc: 19:2; 20:26
Để phân biệt tuyển dân Y-sơ-ra-ên với dân ngoại, nên Chúa đã ra lịnh cho dân Chúa phải kiêng cử một số việc. Vì dân ngoại thời đó sống gian ác, có nhiều tập tục gớm ghiếc trước mặt Chúa, nên Chúa phải dạy cho dân Y-sơ-ra-ên cách sống của một dân thánh.
- Kiêng cử vì nhu cần vệ sinh:
Có nhiều điều Đức Chúa Trời cấm dân Y-sơ-ra-ên ĂN và LÀM, được ghi rõ trong sách Lê-vi-ký, tất cả những điều đó có ích lợi cho cá nhân.
Đoạn 11: Chúa cấm ăn:
Đoạn 11: Chúa cấm ăn:
- Những con vật không “nhơi” (11:7)
- Loại cá không có vây, không có vảy (11:10)
- Mỡ, huyết (7:22-27)
- Thú vật chết ngột
(Thịt heo là loại có nhiều chất béo và dễ sinh trứng sán trong môi trường nhiệt đới, lại nuôi khó khăn hơn nuôi bò. Cá không vây không vảy là những loại ăn thức ăn không sạch như: con lươn. Mỡ là loại thức ăn khó tiêu và làm thân thể dễ mệt mỏi, gây chứng cholesteron. Huyết là cơ quan chuyên chở dưỡng chất cho cơ thể đồng thời cũng chuyên chở vi trùng trong cơ thể, thêm nữa là các dân tộc dã man có tập tục ăn gan uống huyết. Thú vật chết ngột là những con vật chết không biết lý do, thường là do bịnh tật, và đã hư hoại.
Đoạn 12: Luật về sản phụ:
Những luật lệ về sản phụ nầy nhằm bảo vệ sức khỏe các bà mẹ với những cấm đoán hạn chế hoạt động của sản phụ, rõ ràng tất cả là vì yêu thương những người làm mẹ. Rất tiếc, ngày nay, các sản phụ không thấy tình yêu thương của Chúa cho mình có cơ hội nghỉ ngơi, lại thích bỏ qua luật yêu thương của Chúa.
Đoạn 13: - 14: Bệnh phung
Chúa dạy rõ về bệnh phung, vì vùng nhiệt đới dễ có bịnh phung, và đặc biệt trong hoàn cảnh dân Y-sơ-ra-ên sống tập hợp giữa đồng vắng nên dễ gây truyền nhiễm.
Đoạn 15: - 16: Vấn đề tình dục.
Nếu so sánh với Sáng. 19 và Dân. 25, các dân ngoại sống rất là phóng túng trong vấn đề tình dục trở nên dâm dục. Vì vậy Đức Chúa Trời đã dạy cho dân Y-sơ-ra-ên bài học nầy.
Chúng ta thấy Đức Chúa Trời Chí Thánh là Đấng không chịu ô uế mọi phương diện: từ phương diện thuộc linh đến cách ăn, cách ở. Đồng thời chúng ta cũng cảm tạ Chúa chẳng những cứu chúng ta khỏi tội lỗi, nhưng cũng dạy chúng ta cách sống mới của người được cứu rỗi. Đức Chúa Trời chẳng những quan tâm đến một dân tộc, nhưng Ngài cũng quan tâm đến từng cá nhân.
Chúng ta có:
Đoạn 12: Luật về sản phụ:
Những luật lệ về sản phụ nầy nhằm bảo vệ sức khỏe các bà mẹ với những cấm đoán hạn chế hoạt động của sản phụ, rõ ràng tất cả là vì yêu thương những người làm mẹ. Rất tiếc, ngày nay, các sản phụ không thấy tình yêu thương của Chúa cho mình có cơ hội nghỉ ngơi, lại thích bỏ qua luật yêu thương của Chúa.
Đoạn 13: - 14: Bệnh phung
Chúa dạy rõ về bệnh phung, vì vùng nhiệt đới dễ có bịnh phung, và đặc biệt trong hoàn cảnh dân Y-sơ-ra-ên sống tập hợp giữa đồng vắng nên dễ gây truyền nhiễm.
Đoạn 15: - 16: Vấn đề tình dục.
Nếu so sánh với Sáng. 19 và Dân. 25, các dân ngoại sống rất là phóng túng trong vấn đề tình dục trở nên dâm dục. Vì vậy Đức Chúa Trời đã dạy cho dân Y-sơ-ra-ên bài học nầy.
Chúng ta thấy Đức Chúa Trời Chí Thánh là Đấng không chịu ô uế mọi phương diện: từ phương diện thuộc linh đến cách ăn, cách ở. Đồng thời chúng ta cũng cảm tạ Chúa chẳng những cứu chúng ta khỏi tội lỗi, nhưng cũng dạy chúng ta cách sống mới của người được cứu rỗi. Đức Chúa Trời chẳng những quan tâm đến một dân tộc, nhưng Ngài cũng quan tâm đến từng cá nhân.
Chúng ta có:
- Đoạn 11, Thức ăn sạch
- Đoạn 12; - 13:46, Thân thể sạch
- Đoạn 13:47-59, Quần áo sạch
- Đoạn 14:33-57, Nhà ở sạch
- Đoạn 15, Giao tiếp sạch
- Đoạn 16, Một quốc gia sạch
D/. CÁC NGÀY LỄ
Lê-vi ký 23:
Từ ngữ “LỄ” dùng để dịch hai từ của tiếng Hi-bá-lai có ý nghĩa khác nhau:
Lê-vi ký 23:
Từ ngữ “LỄ” dùng để dịch hai từ của tiếng Hi-bá-lai có ý nghĩa khác nhau:
- Chag = một bữa tiệc
- Mo’ed = chỉ về thì giờ hay mùa.
Nói chung lại, từ “Lễ” trong tiếng Việt bao gồm một thì giờ hay mùa đặc biệt trong cơ hội đó chắc chắn sẽ có những bữa tiệc ăn mừng.
- Ngày Sa-bát: 23:1-3
- Danh từ “Sabát” có nghĩa là “Ngày Yên Nghỉ”, do động từ “sabát” nghĩa là “Nghỉ, ngưng làm”.
- Nguồn gốc ngày Sa-bát là do Chúa lập trong Vườn Ê-đen (Sáng. 2:3), với mục đích cho con người được nghỉ ngơi thể xác và tâm linh (Mác 2:27)
Dù con người chống nghịch Đức Chúa Trời cách nào cũng không thể hủy bỏ nghỉ một ngày trong tuần.
- Lễ Vượt Qua: 23:4-8
- Lễ Vượt Qua làm hình bóng về sự cứu chuộc của Chúa Jêsus Christ (Giăng 1:29)
- Lễ nầy cử hành vào tối ngày 14 tháng 1 (lịch Do thái, tức khoảng tháng 3 dương lịch).
- Đây là một Lễ Lớn của người Y-sơ-ra-ên, giống như một ngày Tết Nguyên Đán của người Việt-nam.
- Cử hành một ngày, rồi tiếp theo là 7 ngày Lễ Bánh Không Men.
- Những ngày Lễ nầy là những ngày nghỉ, nên cũng gọi là Lễ Sa-bát.
- Ngày nay dân Y-sơ-ra-ên vẫn giữ Lễ Vượt Qua.
- Sau ngày thứ nhất Lễ Bánh Không Men, người Y-sơ-ra-ên có Lễ Đầu Mùa (Phục 16:9)
- Lễ Ngũ Tuần: 23:9-22
- Sau Lễ Vượt Qua 50 ngày, thì dân Y-sơ-ra-ên cử hành Lễ Ngũ Tuần.
- Ý nghĩa chữ “Ngũ Tuần” gồm NGŨ là 5; TUẦN là tuần trăng (Một tháng có 3 tuần trăng: Thượng tuần, trung tuần, hạ tuần, mỗi “tuần” có 10 ngày)
- Sau Lễ Vượt Qua là Mùa Gặt, Lễ Ngũ Tuần là kết thúc Mùa Gặt, dân Y-sơ-ra-ên đem hoa lợi một năm về, nên Lễ Ngũ Tuần là một ngày vui trong gia đình (Phục. 16:11).
- Lễ Thổi Kèn: 23:23-25
- Cử hành vào ngày 1 tháng 7 (Dân 10:10; 29:1), tức là khoảng tháng 10 dương lịch.
- Trong ngày Lễ nầy người ta thổi kèn không dứt.
- Lễ nầy làm hình bóng về dân Y-sơ-ra-ên sẽ được nhóm họp lại và Chúa Jêsus Christ tái lâm.
- Đại Lễ Chuộc Tội: 16: và 23:26-32
- Cử hành ngày 10 tháng 7.
- Trong ngày Lễ nầy, dân Y-sơ-ra-ên sẽ tỏ dấu buồn rầu để ăn năn tội lỗi trong một năm qua bằng sự kiêng ăn.
- Chỉ trong ngày Lễ nầy, Thầy Tế Lễ Thượng phẩm mới vào Nơi Chí Thánh để xưng tội của cá nhân, tội gia đình và tội của cả dân sự Chúa (Lê-vi ký 16:17).
- Lễ Lều tạm: 23:33-36
- Đây là Lễ cuối cùng trong năm, cử hành vào ngày 15 tháng 7, sau Đại Lễ Chuộc Tội, và Lễ nầy kéo dài một tuần lễ (7 ngày).
- Lễ nầy kỷ niệm những ngày dân Y-sơ-ra-ên sống lưu lạc trong đồng vắng vì tội lỗi của họ.
- Trong Lễ nầy, dân Y-sơ-ra-ên sẽ ở trong những lều làm bằng lá cây (23:33-43), có khi làm lều lá nầy trên mái nhà, hoặc trong sân nhà…
- Đặc biệt người nam phải giữ Lễ.
- Năm Sa-bát: 25:1-7
- Theo qui định của Đức Chúa Trời, dân Chúa làm việc 6 ngày thì nghỉ một ngày, làm việc 6 năm thì nghỉ một năm (25:4)
- Trong Năm Sa-bát, thì đất sẽ được nghỉ, không ai được gieo trồng. Đây là một thử thách đức tin cho dân Chúa.
Bài học cho dân Y-sơ-ra-ên là từ sau đời vua Sa-lô-môn đến đời vua Sê-đê-kia, trong thời gian 490 năm dân Y-sơ-ra-ên không giữ Năm Sa-bát, vì vậy Chúa phạt họ bị đày qua Ba-by-lôn 70 năm bù cho thời gian 490 năm họ không nghỉ (II Sử ký 36:21).
- Sản vật tự nhiên mọc trong năm Sa-bát được dành cho người nghèo và khách kiều ngụ trong xứ. Đặc biệt năm Sa-bát thứ 7 thì tiếp đến là Năm Hân Hỉ (nghĩa là cứ 49 năm thì có một Năm Hân Hỉ).
Trong Năm Hân Hỉ có các đặc điểm:
- Tất cả nô lệ sẽ được tự do, không cần chuộc.
- Đất đã bị cầm cố sẽ được trở về chủ cũ (25:15-16).
- 25:29-30 ghi luật về Nhà trong Năm Hân Hỉ
GHI CHÚ Về Các Ngày Lễ:
- Chữ chìa khóa Năm Sa-bát là NGHỈ (25:4)
- Đất nghỉ
- Công việc nghỉ (Phục 15:1-11)
- Nợ được nghỉ (được tha)
- Chữ chìa khóa Năm Hân Hỉ là TỰ DO (25:10)
- Nô lệ được tự do
- Vật cầm bán được tự do
- Sản nghiệp (đất) được tự do (tự động trả về chủ cũ)
- Lễ Vượt Qua: hình bóng sự cứu chuộc của Chúa Jêsus Christ.
- Lễ Ngũ Tuần hình bóng về Đức Thánh Linh giáng lâm.
- Lễ Thổi Kèn, Đại Lễ Chuộc Tội, Lễ Lều Tạm, hình bóng về sự Tái Lâm của Chúa Jêsus Christ.
E/. SỐ 7
(Số Trọn Vẹn)
- Ngày thứ 7 là ngày nghỉ sau khi Chúa đã hoàn tất công cuộc sáng tạo
- Năm Thứ 7 là Năm Sa-bát
- Năm Sa-bát thứ 7 là Năm Hân Hỉ
- Tháng 7 là tháng THÁNH (có 3 Lễ Thánh – Phục 16:16)
- Có 7 tuần lễ giữa Lễ Vượt Qua và lễ Ngũ Tuần
- Lễ Vượt Qua và Lễ Ngũ Tuần cử hành 7 ngày
- Lễ Ngũ Tuần dâng 7 con chiên con
- Lễ Lều Tạm dâng 14 chiên con (2 x 7) và 10 bò tơ
VI/. SO SÁNH:
- So sánh với Sáng thế ký và Xuất Ê-díp-tô ký:
TÊN SÁCH | Ý NGHĨA |
Sáng thế ký | Phương thuộc của Đức Chúa Trời chữa bịnh tội lỗi: DÒNG DÕI NGƯỜI NỮ |
Xuất Ê-díp-tô ký | Tiếng kêu cứu của loài người được đáp ứng: HUYẾT CHIÊN CON |
Lê-vi-ký | Nhu cần của loài người được cung cấp: THẦY TẾ LỄ – SINH TẾ |
- So sánh với Tân Ước:
Sự liên hệ giữa Xuất Ê-díp-tô ký với Lê-vi ký giống như giữa các sách Tin Lành với các Thư Tín.
XUẤT Ê-DÍP-TÔ KÝ (4 Sách Tin Lành) | LÊ-VI KÝ (Các Thư Tín) |
Được giải cứu bởi Huyết Chiên Con: JÊSUS | Cơ-đốc nhân được Đức Thánh Linh ở cùng |
Đức Chúa Trời gọi chúng ta: ĐI RA | Đức Chúa Trời gõi chúng ta ĐI VÀO sự thờ phượng |
Chúng ta có NỀN TẢNG sự thông công với Đức Chúa Trời: sự cứu chuộc | Chúng ta BƯỚC ĐI (cách sống) với Đức Chúa Trời (nên thánh) |
- So sánh với Chúa Jêsus Christ:
Hình ảnh so sánh nổi bật nhất về Chúa Jêsus Christ là Thầy tế Lễ Thượng Phẩm. Chúng ta phải chú ý sự khác nhau giữa sự xức dầu của A-rôn và các con trai của A-rôn:
A-RÔN | CÁC CON TRAI A-RÔN |
8:12, được xức dầu TRƯỚC KHI DÂNG TẾ LỄ | 8:30, được xức dầu SAU KHI DÂNG TẾ LỄ |
Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm, hình bóng về Chúa Jêsus Christ (Hêb. 4:14-16) | Thầy Tế Lễ, làm hình bóng về Cơ-đốc nhân (I Phierơ 2:9-10) |
Chúa Jêsus Christ là Đấng Vô Tội, Ngài không cần chuộc tội trước khi nhận sự xức dầu Đức Thánh Linh, giống như A-rôn được xức dầu trước khi dâng tế lễ, và chỉ một mình A-rôn được xức dầu theo cách nầy.
- So sánh với tương lai:
Hình ảnh so sánh sách Lê-vi ký với tương lai là Năm Sa-bát và Năm Hân Hỉ.
- Năm Sa-bát tiếp theo 6 năm làm việc là để thực hiện sự nghỉ ngơi. Hình bóng về Chúa Jêsus Christ tái lâm thực hiện 1,000 năm Bình an (Khải. 20:4-6; Ê-sai 11: - 12:), trong 1,000 bình an nầy có sự yên nghỉ đối với gánh nặng tội lỗi.
Đây là lý do một số người chủ trương Chúa Jêsus Christ tái lâm năm 2,000.
- Năm Hân Hỉ tiếp sau năm Sa-bát thứ 7 (tức là năm thứ 8 của Năm Sa-bát thứ 7),
- Đó là ngày Chúa nhật của chúng ta, ngày thứ nhất trong tuần lễ mới tiếp theo ngày Sa-bát theo tuần lễ cũ.
- Đây là Ngày của sự Phục Sinh
- Đây là ngày Đức Thánh Linh giáng lâm
- Đây là Ngày Bắt đầu một trật tự mới và một sáng tạo mới trong Chúa Jêsus Christ.
- Năm Hân Hỉ là ngày của Trời Mới Đất Mới (Khải. 21: - 22:), lúc ấy Chúa Jêsus Christ sẽ:
Hủy diệt sự chết
Hủy diệt Satan và ma quỉ
Làm Mới hết thảy muôn vật (Khải. 21:5)
Hủy diệt Satan và ma quỉ
Làm Mới hết thảy muôn vật (Khải. 21:5)
- Chữ chìa khóa của Năm Hân Hỉ là TỰ DO. Như một nô-lệ được tự do, được nhận lại sản nghiệp đã mất, tất cả quyền lợi sẽ được thực hiện trong Năm Hân Hỉ tương lai. Như vậy chúng ta mới hiểu được I Phierơ 1:4-5; Khải. 21:2-4)
- Sự rủa sả trong Sáng. 3:17-19 sẽ được hủy bỏ trong Năm Sa-bát và Năm Hân Hỉ (Lê-vi ký 25:20-), nghĩa là trong Thiên Hi Niên và trong Trời Mới Đất Mới.
- Đây là một sự Tự Do thật cho nô-lệ, cho sản nghiệp, cho đất. Đây chính là niềm mong ước của muôn vật (Rôma 8:21).
- Năm Sa-bát và Năm Hân Hỉ sẽ được báo tin bằng tiếng kèn. Khi kèn của Đức Chúa Trời thổi, sự yên nghỉ và tự do của muôn vật sẽ bắt đầu!
-----------------------
0 BÌNH LUẬN:
Đăng nhận xét