4/. Sáng thế ký 4:17, Vợ Ca-in là ai?
- Đa số Thần học gia cho rằng vợ của Ca-in là em gái của Ca-in, vì lúc đó chưa có luật pháp, và phong tục chỉ chấp nhận cho cưới gả trong dòng họ (20:12; 24:4); giống như phong tục Trung quốc, Việt Nam, chỉ kết hôn người trong làng, nếu khác làng sẽ bị phạt.
- Chúng ta cũng có sự giải thích thứ hai: Vợ của Ca-in và dòng dõi “con gái loài người” trong 6: 1-2 là dòng dõi của loài người đời TIỀN A-ĐAM còn sót lại sau cơn hủy diệt của Đức Chúa Trời do sự nổi loạn của Satan.
Các Nhà Giải nghĩa Kinh Thánh tin rằng trước khi dựng nên thế giới thời A-đam, Đức Chúa Trời đã một lần dựng nên loài người thời Tiền A-đam. Do sự nổi loạn của Satan (xem Êsai 14; Êxêchiên 28), thế giới nầy đã bị hủy diệt một lần (Xem Sáng. 1:1 và 1:2; hoặc Sáng 2:4 và 2:5. Theo Luca 3:38 thì A-đam là con Đức Chúa Trời, như vậy dòng dõi A-đam phải được gọi là dòng dõi con Đức Chúa Trời; do đó, dòng dõi loài người là dòng dõi đời Tiền A-đam còn sót (xem Giê. 4:23-27– câu 27)
Cách giải thích “thời Tiền A-đam nầy sẽ được chứng minh với các di tích khảo cổ qua các xương hóa thạch cổ xưa hàng trăm ngàn năm trước của nhân loại.
5/. Sáng thế ký 6:16, trong tàu của Nô-ê chỉ có một cửa, làm sao thở?
- Sáng thế ký 6:16, “cửa sổ” … có nghĩa là chỗ cho ánh sáng hơn là cửa sổ, có nghĩa là một chỗ hở từ đỉnh hoặc về phía đỉnh chạy dài chung quanh cả tàu.
Năm 1609-1621, một người Hòa Lan tên Peter Janson, đã thí nghiệm đóng một chiếc tàu có kích thước như tàu của Nô-ê, ông nhận thấy nó vừa chịu đựng sóng gió, vừa có khả năng tồn trữ khá cao.
6/. Truyền thuyết về Nước Lụt?
Năm 1872, George Smith, nhân viên Viện Bảo tàng Anh quốc, tìm thấy tại Ni-ni-ve những tấm bảng nói về Nước Lụt, kể chuyện một vị vua tên Xisuthros, được một thần cảnh báo phải đóng tàu đem bạn hữu, bà con, loài vật và những thứ lương thực vào tàu. Vua đóng tàu tại xứ Arménia. Khi nước lụt rút rồi, vua thả nhiều chim ra, lần thứ ba chim không trở lại.
Các dân tộc cổ đều có truyện Nước Lụt như: Ai Cập, Hi-lạp, Ấn độ, Nam Mỹ (Mexico, Peru, người Indian), ngay cả người Việt Nam cũng đã có truyện Sơn tinh và Thủy tinh.
SƠ ĐỒ NGUỒN GỐC CHUNG CÁC NGÔN NGỮ
(Trích: Webster’s Encyclopedic Unabrdged Dictionary of the English Language – 2001)
(Còn tiếp)
0 BÌNH LUẬN:
Đăng nhận xét