Các Quan Xét- P1

Viết bởi Thánh Kinh Thông Lãm | Vào lúc Thứ Ba, 22 tháng 10, 2013

Các Quan Xét
Các Quan Xét
I/. TÊN SÁCH: Tiếng Hi-bá-lai: Tên sách là Shophetim = (Sách của) Các Quan Xét. Chức vụ Quan Xét gồm hai chức năng: • Quan: đây là Quan Văn, chức năng là “trị”, cai trị. • Xét: xét xử, thẩm xét, cũng là “sư” là người chỉ dạy cho dân chúng. (Tiếng Trung quốc là: Quan Sư = Quan là trị; sư = dạy) Chức vụ Quan xét không phải là vua, cũng không cao trọng như chức vụ của Môi-se, Giô-suê. Họ được Đức Chúa Trời dấy lên để giải cứu dân Chúa trong những lúc có cần, họ có thể là những chiến sĩ cầm quân ra trận, có khi cũng làm nhiệm vụ xét xử công bình cho dân Chúa.

------------------

I/. TÊN SÁCH:
  1. Tiếng Hi-bá-lai:
Tên sách là Shophetim = (Sách của) Các Quan Xét.
Chức vụ Quan Xét gồm hai chức năng:

    •  Quan: đây là Quan Văn, chức năng là “trị”, cai trị.
    •  Xét: xét xử, thẩm xét, cũng là “sư” là người chỉ dạy cho dân chúng.
(Tiếng Trung quốc là: Quan Sư = Quan là trị; sư = dạy)
Chức vụ Quan xét không phải là vua, cũng không cao trọng như chức vụ của Môi-se, Giô-suê. Họ được Đức Chúa Trời dấy lên để giải cứu dân Chúa trong những lúc có cần, họ có thể là những chiến sĩ cầm quân ra trận, có khi cũng làm nhiệm vụ xét xử công bình cho dân Chúa.
Trong đời các Tổ phụ như Áp-ra-ham, Y-sác, Gia-cốp, các Trưởng tộc, Trưởng lão chi phái cũng là những Quan xét.


    •  Sáng. 38:24, Giu-đa là Trưởng tộc có quyền xét xử)
    •  Xuất. 18:13, Môi-se kiêm luôn chức vụ Quan xét
    •  Xuất. 18:13; Rutơ 4:1-2, Các Quan Xét xét xử cách công khai, có hai bên nguyên cáo và bị cáo rõ ràng (Phục. 1:16; 25:1; Xachari 3:1-3
    •  Giô-suê 7:24-27, Giô-suê thi hành chức năng Quan xét tuyên án và thi hành án.
    •  Phục. 19:15, luật của Chúa đòi hỏi phải có đủ chứng cớ khi xét xử – độc chứng là vôchứng.

Sách ghi lại những việc xảy ra trong dân Y-sơ-ra-ên thời kỳ dân Y-sơ-ra-ên chưa có vua (từ khi Giô-suê qua đời đến khi Sau-lơ lên làm vua), Đức Chúa Trời đã dùng 14 Quan xét (Sách chỉ ghi lại 12  vị Quan xét, còn 2 vị Quan xét được ghi trong sách I Sa-mu-ên tên là Hê-li và Sa-mu-ên).
  1. Tiếng Hi-lạp:
Tên của sách theo tiếng Hi-lạp là: Sapheteím = Các Sự phán xét.
Tên gọi nầy chú trọng vào 6 lần Đức Chúa Trời phán xét dân Chúa vì tội lỗi của họ đối với Chúa (3:8, 12; 4:2; 6:1; 10:7; 13:1)
6 lần phán xét nầy, dân Y-sơ-ra-ên bị Chúa phạt vì họ bỏ Chúa đi theo các tà thần. Đức Chúa Trời ban cho dân Y-sơ-ra-ên những đặc quyền, nhưng Chúa không bao giờ ban đặc quyền để phạm tội.
  1. Việt ngữ:
Bản dịch Việt ngữ đã lấy tên theo tiếng Hi-bá-lai là sách: “Các Quan Xét”.
II/. NIÊN HIỆU CỦA SÁCH:
  1. Thời gian viết sách;
Đặc điểm của Kinh Thánh khi ghi lại lịch sử của dân Y-sơ-ra-ên thường chia ra từng thời kỳ, mỗi thời kỳ là 400 năm.

    •  Từ Áp-ra-ham đến Giô-sép qua đời tại Ai Cập – Thời kỳ Gia Tộc         400 năm.
    •  Từ khi Giô-sép qua đời đến khi dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi Ai Cập – Thời kỳ Chi Phái (Bộ tộc) ......................................................................  400 năm.
    •  Từ khi dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi Ai Cập đến vua Sau-lơ – Thời kỳ Thần Chính    400 năm.
    •  Từ vua Sau-lơ đến vua Sê-đê-kia bị lưu đày – Thời kỳ vương quyền     400 năm.
Sách Các Quan xét thuộc thời kỳ thứ ba – Thời kỳ Thần Chính: Thời kỳ dân Y-sơ-ra-ên mới lập quốc, Chúa là vua của họ, nhưng dân Y-sơ-ra-ên đã không muốn thể chế Thần quyền nầy (I Samuên 8:4-6)
Căn cứ vào những sự kiện nói đến trong Sách, Sách được viết ra vào cuối thời Các Quan Xét.
  1. Thời gian đề cập trong Sách:
Sách Các Quan Xét ghi khoảng thời gian từ khi Giô-suê qua đời cho đến khi Sam-sôn qua đời.
Theo I Vua 6:1, thời gian từ khi ra khỏi Ai Cập đến khi xây cất Đền thờ – tức là năm thứ 4 đời vua Sa-lô-môn, tổng cộng là 480 năm, gồm các sự kiện như sau:


    •  40 năm lưu lạc trong đồng vắng
    •  thời gian chiếm xứ Ca-na-an do Giô-suê chỉ huy.
    •  thời gian sau khi Giô-suê qua đời – Quan. 2:10
    •  thời gian Hê-li làm Quan xét – I Sam. 4:18.
    •  thời gian Sa-mu-ên làm Quan xét – I Sam. 7:15
    •  thời gian Sau-lơ làm vua 40 năm – Công vụ 13:21
    •  thời gian Đa-vít làm vua 40 năm – I Vua 2:11
    •  và 4 năm đầu đời vua Sa-lô-môn

Như vậy còn lại đời Các Quan xét độ 300 năm là thời gian ghi trong sách Các Quan Xét. Rất khó tính chính xác – Quan. 11:26 – trong khi cộng tất cả các năm ghi trong sách thì khoảng 410 năm trừ những năm của A-bi-mê-léc và dân Y-sơ-ra-ên bị ức hiếp, còn lại 296 năm.
III/. NGƯỜI VIẾT SÁCH CÁC QUAN XÉT:
Không xác định chính xác ai là người viết sách Các Quan Xét, nhưng có những ý kiến như sau:


1. Có 4 lần ghi “Trong lúc đó không có vua nơi Y-sơ-ra-ên” – 17:4; 18:1; 19:1; 21:25 – nên chắc chắn sách được viết lúc Y-sơ-ra-ên đã có vua.
2. Theo truyền khẩu của người Y-sơ-ra-ên (trong sách Talmud) thì Sa-mu-ên là người viết sách Các Quan Xét.
3. Công vụ 3:22-24, Phierơ nhắc đến người đầu tiên viết Kinh Thánh là Môi-se, người thứ hai là Sa-mu-ên, trừ sách Giô-suê đã xác định do Giô-suê viết, thì sách Các Quan Xét có thể Phierơ ám chỉ là Sa-mu-ên viết sách thứ 7 nầy của Kinh Thánh.

IV/. BỐ CỤC:
Câu gốc: 17:6 (21:25)
Đề mục:   SỰ THẤT BẠI (CUỘC ĐỜI KHÔNG CÓ ĐỨC CHÚA TRỜI)
I/. NGUYÊN NHÂN THẤT BẠI:  1: - 3:6

1.Không đuổi dân ngoại (Dung chứa tội lỗi) 1:
(1:19b, 21, 27, 28, 29-31, 33)
2.Lập ước với dân ngoại (Thỏa hiệp đời nầy) 2: -3:6
(2:2; 3:5-6)

II/. TÌNH CẢNH THẤT BẠI: 3:7 – 16:
 
HÀNH ĐỘNG
BỘI ƯỚC
THẢM CẢNHNGƯỜI
GIẢI CỨU
(Quan xét)
1. 3:5-11Bị vua Mê-sô-bô-ta-mi hà hiếp 8 năm (3:8)Ốt-ni-ên – hòa bình 40 năm (3:9-11)
2. 3:12-30Bị vua Mô-áp hà hiếp 18 năm (3:14)Ê-hút (3:15, 30) – hòa bình 80 năm
3. 3:31Người Phi-li-tin hà hiếpSam-ga
4. 4: - 5:Bị vua Ca-na-an hà hiếp 20 năm (4:3)Đê-bô-ra và Ba-rác – hòa bình 40 năm (5:31)
5. 6: - 8:32Bị người Ma-đi-an hà hiếp 7 năm (6:1)Ghê-đê-ôn – hòa bình 40 năm (8:28)
6: 8:33 – 10:5Nội loạn bởi A-bi-mê-lécThô-la – 23 năm – 10:2
Giai-rơ – 22 năm – 10:3
7. 10:6 – 12:15Bị người Phi-li-tin và người Am-môn hà hiếp 18 năm (10:7-8)Giép-thê – 6 năm (12:7)
Iếp-san – 7 năm (12:8-9)
Ê-lôn – 10 năm (12:11)
Áp-đôn – 8 năm (12:13-14)
8. 13: - 16:Bị người Phi-li-tin hà hiếp 40 năm (13:1)Sam-sôn – 20 năm (16:31)
 
(Còn tiếp )

0 BÌNH LUẬN:

Đăng nhận xét

hoithanhkienbai.blogspot.com
hoithanhkienbai.blogspot.com