Sáng Thế Ký P 2

Viết bởi Thánh Kinh Thông Lãm | Vào lúc Thứ Tư, 14 tháng 8, 2013

SÁNG THẾ KÝ 
Sáng thế ký

VI/. QUAN HỆ CỦA SÁCH SÁNG THẾ KÝ:


A/. QUAN HỆ SÁCH SÁNG THẾ KÝ VỚI KINH THÁNH

1/. Quan hệ với toàn bộ Kinh Thánh:
Sáng thế ký là bảng tóm lược toàn bộ Kinh Thánh về sự mặc khải của Đức Chúa Trời cho loài người.
Sáng thế ký là nguồn, các sách khác của Kinh Thánh là các nhánh sông càng chảy càng sâu, càng rộng.
Sáng thế ký là gốc, các sách khác của Kinh Thánh là thân là nhánh.
Sáng thế ký là mọng, là mầm, các sách khác của Kinh Thánh từ đó mọc lên.
2/. Quan hệ với Ngũ Kinh:
Về phương diện thuộc linh:

TÊN SÁCH
Ý NGHĨA
Sáng thế ký
Hậu quả của tội lỗi
Xuất Ê-díp-tô ký
Được cứu chuộc khỏi tội lỗi
Lê-vi ký
Được tương giao với ĐCT
Dân số ký
Được Chúa dẫn dắt
Phục truyền luật lệ ký
Đến đích

Đây là một bố cục đầy đủ về đời sống của Cơ-Đốc nhân: Bắt đầu từ khi nhìn biết tội lỗi, thấy được hậu quả của tội lỗi; sau đó được Chúa ban sự cứu chuộc khỏi tội lỗi như dân Y-sơ-ra-ên được cứu ra khỏi Ai Cập. Sau khi được cứu chuộc, chúng ta lại được Chúa cho bước vào mối tương giao với Chúa và được Chúa dẫn dắt từng bước trong cuộc sống hằng ngày, trên con đường đó có lúc mạnh mẽ, có lúc yếu đuối. Sau cùng qua những chặng đường nên thánh thực nghiệm, Cơ-Đốc nhân chúng ta được Chúa đưa đến đích là Đất Hứa thiêng liêng trên Trời.

Về phương diện dân Y-sơ-ra-ên:

TÊN SÁCH
Ý NGHĨA
Sáng thế ký
Y-sơ-ra-ên được chọn
Xuất Ê-díp-tô ký
Y-sơ-ra-ên được cứu
Lê-vi ký
Y-sơ-ra-ên được biệt thánh
Dân số ký
Y-sơ-ra-ên được thử nghiệm
Phục truyền luật lệ ký
Y-sơ-ra-ên được phước
Với Bố cục nầy, chúng ta học được bài học về tuyển dân Y-sơ-ra-ên để áp dụng cho tuyển dân Y-sơ-ra-ên thuộc linh là Cơ-Đốc nhân chúng ta.

Dân Y-sơ-ra-ên cũng phát nguồn từ dòng dõi tội lỗi, sinh ra trong tội lỗi, như Áp-ra-ham vốn ở tại U-rơ thành phố tội lỗi, rồi lại làm nô lệ cho tội lỗi (như Nhà Ai Cập). Bởi Ân điển yêu thương Chúa đã cứu chuộc Y-sơ-ra-ên ra khỏi Ai Cập, rồi qua những tế lễ, biệt riêng họ làm một dân thánh. Đến sách Dân-số ký, dân Y-sơ-ra-ên được thử nghiệm niềm tin nơi Chúa qua đắc thắng cũng như qua những thất bại. Dù vậy, cuối cùng Y-sơ-ra-ên cũng đã được Chúa đưa vào Đất Hứa như Chúa đã hứa cùng Tổ phụ của họ và chính họ.

Về phương diện Đức Chúa Trời:

TÊN SÁCH
Ý NGHĨA
Sáng thế ký
ĐCT Toàn Năng
Xuất Ê-díp-tô ký
ĐCT Yêu thương
Lê-vi ký
ĐCT Thánh khiết
Dân số ký
ĐCT Công bình
Phục truyền luật lệ ký
ĐCT Thành tín

Bây giờ với Bố cục nầy, chúng ta lại học được về Đức Chúa Trời là Đấng Toàn Năng với bằng cớ qua sự sáng tạo trời đất muôn vật cùng loài người chúng ta. Chúng ta cũng học biết được một Đức Chúa Trời yêu thương qua hành động giải cứu dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi Ai Cập, đặc biệt là hoàn toàn bởi Ân điển, dân Y-sơ-ra-ên chỉ ngồi yên trong khi Chúa làm hết mọi sự. Với sách Lê-vi ký, chúng ta lại nhìn thấy một Đức Chúa Trời thánh khiết không dung chịu tội lỗi, buộc tội lỗi phải được đền trả qua của lễ. Bài học kỳ diệu nữa là qua sách Dân số ký, Đức Chúa Trời đã bày tỏ Ngài là Đức Chúa Trời Công Bình, chẳng kể kẻ có tội là vô tội – dù kẻ đó là tuyển dân của Ngài, Chúa đã sẵn sàng phạt những người vô tín, chống nghịch Chúa. Tuy nhiên, Chúa cũng là Đức Chúa Trời Thành Tín, điều chi Chúa hứa thì Ngài sẽ làm thành, và Chúa đã làm thành lời hứa của Ngài với Tổ phụ dân Y-sơ-ra-ên bằng cách đưa họ vào Đất Hứa.
Câu hỏi đặt ra: Như vậy, bố cục của 5 sách đầu Kinh Thánh có phải là ngẫu nhiên không? Câu trả lời không thể khác hơn là: KHÔNG! Đó là bằng cớ để chúng ta tin rằng:
“Cả Kinh Thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn”.

3/.
 Quan hệ  sách Sáng Thế Ký với Tân Ước:

Có 17 sách trong Tân Ước trích dẫn sách Sáng thế ký.

Chính Đức Chúa Jêsus Christ thường trích dẫn Sáng thế ký
Mathiơ: 19:4-6; 24: 37-39

Luca:  17:28-29, 32

Giăng: 1:51; 7:21; 8:49-58
Những hình bóng về Đức Chúa Jêsus Christ:
Sáng Thế Ký 3: 15, Dòng dõi người nữ (Mathiơ 1: 17, 23)
SángThế Ký 3: 21, Chiên con bị giết từ buổi sáng thế (Khải huyền 13:8)
Sáng Thế Ký 4: 4, Sinh tế chiên con (Giăng 1: 29)
Sáng Thế Ký 7: 1, 7, Chiếc tàu Nô-ê. (Công vụ 4: 12)
Sáng Thế Ký 14: Vua Mên-chi-xê-đéc (Hêbơ rơ 7: 2-3, 17)
Sáng Thế Ký 22: Y-sác được dâng (Galati 4: 28-31)
Sáng Thế Ký 37 – 41: Giô-sép:
Sáng Thế Ký 37: 3 Được cha yêu thương (Mathiơ 3:1 7)
Sáng Thế Ký 37: 4 bị anh em ghen ghét (Giăng 18: 25)
Sáng Thế Ký 37: 24 bị anh em giết (Mathiơ 27: 35-37)
Sáng Thế Ký 49:1-45, trở nên phước cho dân ngoại, có vợ người ngoại bang, về sau được anh em tôn trọng; Phục truyền 30:1-10, Côngvụ 15:14; Rôma 11:1, 15, 25-26)


B/. QUAN HỆ SÁCH SÁNG THẾ KÝ VỚI THẾ GIAN.

1/.
 Quan hệ sách Sáng Thế Ký với Satan:

Satan tỏ ra thù nghịch đặc biệt với Sáng thế ký, nên nó nhắm vào Sáng thế ký để tấn công. Vì Satan bị Sáng thế ký phơi trần là nó có thật (nó chỉ núp sau con rắn), trong khi nó muốn người ta quên sự có mặt của nó.
Qua Sáng thế ký, chúng ta biết:
- Satan là kẻ thù nghịch của Đức Chúa Trời.
- Satan là kẻ lừa dối con người.
- Satan là kẻ bị diệt.

Sáng thế ký bị công kích nhiều nhất (1:1 – 11:9 là những đoạn bị công kích nhiều nhất...)

(Còn tiếp )

0 BÌNH LUẬN:

Đăng nhận xét

hoithanhkienbai.blogspot.com
hoithanhkienbai.blogspot.com